Tất cả tin tức

Hà thủ ô có tác dụng gì? Công dụng, cách dùng và một số lưu ý

Hà thủ ô có tác dụng gì? Công dụng, cách dùng và một số lưu ý

Trong Đông y, hà thủ ô được xem là một loại dược liệu quý. Hà thủ ô có nhiều công dụng trong chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý của cơ thể. Tuy nhiên, hiệu quả này chỉ có được khi người bệnh sử dụng hà thủ ô đúng cách. Đặc điểm của hà thủ ô  Trước đây, hà thủ ô là loài cây mọc tự nhiên và thường xuất hiện ở một số khu vực vùng núi như Nghệ An, Phú Thọ, Lào Cai, Bắc Giang, Lai Châu, Hà Giang,… Tuy nhiên, thời gian gần đây, hà thủ ô được người dân trồng nhiều hơn. Hà thủ ô có 2 loại, bao gồm hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng. Trong đó, hà thủ ô đỏ có dược tính cao hơn và thường dùng để làm thuốc. Hà thủ ô đỏ còn gọi bằng một vài cái tên khác như giao đằng, dạ đêm. Hà thủ ô là cây thân mềm, mọc cuốn lấy nhau. Lá cây mỏng có gốc hình tim và phần đầu lá thuôn nhọn. Hoa hà thủ ô nhỏ, có màu trắng, mọc thành chùm ở nách lá hoặc phía đầu cành. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, rễ hà thủ ô phình to, tạo thành củ có màu nâu đỏ rất giống củ khoai lang. Trọng lượng củ hà thủ ô từ 0,5 – 1kg. Thân cây và rễ cây chính là 2 bộ phận được dùng để làm thuốc.  Hà thủ ô có tác dụng gì? Hà thủ ô có tác dụng gì? Hà thủ ô là dược liệu có tính bình, khi uống sẽ cảm nhận được vị ngọt, đắng, chát xen lẫn nhau. Dưới đây là một số công dụng chính của hà thủ ô mà người dùng có thể tham khảo: Tốt cho hệ tiêu hóa Hà thủ ô rất tốt cho hệ tiêu hóa là nhờ vào thành phần Anthranoid. Đây là nhóm hoạt chất có tác dụng co bóp và kích thích nhu động đường ruột, nhuận tràng, tăng cường khả năng chuyển hóa thức ăn,… Vì thế, những người đang gặp vấn đề về tiêu hóa, táo bón, có thể sử dụng hà thủ ô để cải thiện nhưng cũng cần có sự tư vấn của bác sĩ.  Bồi bổ thận Theo Đông y, hà thủ ô có tác dụng bổ can thận, hỗ trợ thận hư, thận yếu. Uống nước sắc hà thủ ô một thời gian theo đúng hướng dẫn, người bệnh có thể cảm nhận được hiệu quả này. Ngoài ra, hà thủ ô cũng có tác dụng kiểm soát mỡ máu, ổn định đường huyết, giảm đau nhức gân cốt.  Tốt cho hệ thần kinh Hà thủ ô có chứa Lecithin. Đây là dưỡng chất có khả năng tăng dịch huyết, thúc đẩy quá trình tái tạo hồng cầu, chống suy nhược thần kinh. Những người bị thiếu máu, da xanh xao, nhợt nhạt hay phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, khí hư cũng có thể sử dụng hà thủ ô để cải thiện tình trạng.  Chống oxy hóa Nước hà thủ ô sắc tiết ra rất nhiều chất chống oxy hóa mạnh, giúp cơ thể chống lại các gốc tự do gây hại. Nhờ tác dụng này mà hà thủ ô khả năng làm giảm cholesterol, chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư, chống lão hóa hiệu quả.    Giảm khả năng phát triển trực khuẩn lao Sự phát triển của vi khuẩn lao là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lao. Trong khi đó, hà thủ ô lại có khả năng ức chế vi khuẩn này. Đồng thời, hoạt chất chống oxy hóa Resveratrol có trong hà thủ ô cũng có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm cực kỳ tốt. Nên uống hà thủ ô vào lúc nào? Ngoài việc tìm hiểu hà thủ ô có tác dụng gì, người dùng cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về thời điểm uống hà thủ ô thích hợp để phát huy hiệu quả. Theo đó, thời điểm tốt nhất để uống hà thủ ô là buổi sáng sau khi ăn hoặc đầu giờ chiều. Người bệnh lưu ý không uống hà thủ ô khi bụng đang đói để tránh kích ứng dạ dày và những tác dụng phụ không mong muốn khác. Cách sử dụng hà thủ ô  Hà thủ ô có thể mua sẵn tại các hiệu thuốc Đông y và sử dụng ngay. Tuy nhiên, một số trường hợp tự thu hoạch hà thủ ô thì người dùng cần biết cách chế biến trước khi sử dụng.  Sau đây là hướng dẫn chi tiết quy trình chế biến hà thủ ô: Rửa sạch củ hà thủ ô rồi cạo lớp vỏ ngoài. Ngâm củ hà thủ ô trong nước vo gạo khoảng 24 giờ. Thái củ thành từng miếng...

Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ