Tin tức

CÁT CÁNH LÀ GÌ? NHỮNG LỢI ÍCH CỦA CÁT CÁNH VỚI SỨC KHỎE NGƯỜI TIÊU DÙNG?

CÁT CÁNH LÀ GÌ? NHỮNG LỢI ÍCH CỦA CÁT CÁNH VỚI SỨC KHỎE NGƯỜI TIÊU DÙNG?

Cây cát cánh hay còn được gọi là kết cánh, mộc tiện, bạch dược, cánh thảo hay phù hổ,... Cát cánh có chứa các thành phần hóa học như Methyl 2-O-Methylplatyconate-A, Platycodin C, D, A, Polygalin acid, Platycogenic acid, b-D-Glucoside, a-Spinasteryl, a-Spinasterol,... Vì vậy, cây thuốc cát cánh có tác dụng tuyên thông phế khí, loại bỏ đờm, tiêu nùng, bài nùng và lợi yết,... Đồng thời cát cánh chủ trị các chứng do phong hàn, bế tắc ở phế như cổ họng sưng đau, ho có đờm, tắc tiếng hoặc khàn tiếng,... 1. Đặc điểm cây cát cánh Cây cát cánh hay còn được có tên gọi khác là kết canh, mộc tiện, bạch dược, phù hổ hay cánh thảo,... Cát canh thuộc họ hoa chuông với danh pháp khoa học campanulaceae và có tên khoa học là platycodon grandiflorum. Cát cành có nguồn gốc từ khu vực Đông Bắc của Châu Á và phân bố chủ yếu tại Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên. Cát canh là cây thân thảo sống lâu năm, chiều cao trung bình từ 60-90cm. Lá dưới mọc vòng hoặc đối xứng nhau, không có cuống, phiến lá hình trắng, mép lá có răng cưa to và lá trên thân mọc cách. Rễ củ nạc, bên ngoài có màu vàng nhạt. Hoa cát canh có hình chuông, màu xanh lam và mép có 5 thùy, các thùy có gân nổi rõ. Hoa thường mọc vào tháng 5-8, quả hình trứng ngược vào mùa ở tháng 7 đến tháng 9 hàng năm. 2.Cây cát cánh có tác dụng gì? 2.1 Tác dụng dược lý Theo nghiên cứu hiện đại thì cây cát cánh có những tác dụng dược lý như sau: Tác dụng nội tiết: nước được sắc từ dược liệu có khả năng làm giảm đường huyết của thỏ, đặc biệt là đối với những con thỏ được gây tiểu đường nhân tạo. Tác dụng chống nấm: nước sắc từ cây cát cánh có thể gây ức chế được hầu hết các loại nấm gây bệnh trên da. Saponin có trong thảo dược có tác dụng làm giảm đau, kháng viêm, giải nhiệt, ức chế miễn dịch, chống viêm loét dạ dày và an thần. Tác dụng đối với hệ hô hấp: sử dụng nước sắc cho mèo và chó đã được gây mê, người ta nhận thấy rằng niêm mạc phế quản tăng tiết dịch. Do vậy, cây thuốc cát cánh có khả năng làm long đờm và giảm ho hiệu quả. Tác dụng chuyển hóa lipid: sử dụng nước sắc từ cát cánh cho chuột uống, kết quả cho thấy giúp làm giảm cholesterol trong gan và đồng thời thúc đẩy chuyển hóa cholesterol trong cơ thể. Tác dụng huyết học: thành phần saponin có trong cây thuốc cát cánh có tác dụng giúp tán huyết mạnh. Tuy nhiên, thành phần này thường bị phân hủy khi sử dụng qua đường uống, cho nên thường được tiêm trực tiếp. 2.2 Theo Y Học Cổ Truyền Theo Đông y cát cánh có những tác dụng như: Trừ hàn nhiệt, tiêu cốc, trường vị, hạ cổ độc, lợi ngũ tạng và bổ khí huyết, lợi hầu yết thống, ôn trung. Chỉ khái, khử đờm, bài nùng và đề phế khí. Khử tích khí, trừ phúc trung lãnh thống, phá huyết và tiêu đờm. Tiêu nùng, tán tà, tuyên thông phế khí. Ngoài ra, cát cánh chủ trị khàn tiếng do họng sưng đỏ, tắc tiếng và có kèm theo ho có đờm, phế ung. Đồng thời, trị đau họng, đau sườn, ho do phòng tà ở phế, đau ngực, nôn ra mủ máu. 3. Các bài thuốc chữa bệnh từ cây cát cánh Cây thuốc cát cánh có vị cay tính hơi ôn (theo Bản Kinh), vị đắng không có độc và tính bình (theo Dược Tính Bản Thảo), vị cay đắng và tính hơi ấm (theo Trung Dược học). Quy vào kinh phế, túc thiếu âm Thận, dương minh Vị và thái âm Tỳ. Bài thuốc dùng cát cánh ở dạng bột uống hoặc thuốc nước sắc,... tùy thuộc vào mục đích sử dụng, liều lượng có thể từ 4-12 gram. Một số bài thuốc cát cánh trong điều trị bệnh cụ thể như: Bài thuốc trị họng sưng đau: sử dụng cam thảo 4 gram cùng với cát cánh 8 gram, sau đó đem tán bột uống hoặc sắc uống. Bài thuốc trị ngực đầy nhưng không đau: sử dụng cát cánh và chỉ xác với một lượng bằng nhau. Đem sắc với 2 chén nước cho đến khi còn lại một chén, uống ngay khi thuốc còn nóng. Bài thuốc trị ho suyễn có đờm: sử dụng nửa chén đồng tiện sắc với 60 gram cát cánh được tán bột. Bài thuốc trị thương hàn khiến cho âm dương không điều hòa, bụng đầy: sử dụng gừng 5 lát, cát cánh 12 gram, trần bì 12 gram và bán hạ 12...

Ăn bột sắn dây có tác dụng gì?

Ăn bột sắn dây có tác dụng gì?

Bột sắn dây không chỉ là nguồn bổ sung dinh dưỡng mà còn là vị thuốc Đông y quen thuộc, có nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe. Bài viết sẽ chia sẻ với bạn đọc về vấn đề ăn bột sắn dây có tác dụng gì và cách sử dụng bột sắn dây tốt nhất. 1. Nguồn gốc, thành phần của bột sắn dây   Sắn dây còn được gọi là bạch cán, khau cát, cát căn,... là loại cây thuộc nhóm dây leo sống lâu năm. Thân cây dạng dây leo dài, rễ phát triển thành củ dài và to, đường kính khoảng 6 - 8cm, dài khoảng 15cm. Củ sắn dây rắn, chắc, nặng, chứa nhiều bột, có mùi thơm nhẹ, vị ngọt và tính mát. Củ sắn dây thường được thu hoạch vào cuối tháng 10, kết thúc vào tháng 4 năm sau. Người ta sẽ đào củ về, rửa sạch, gọt vỏ, cắt khúc, để luộc ăn hoặc phơi khô, làm bột sắn dây để tích trữ lâu ngày. Trong bột sắn dây, thành phần tinh bột chứa 12 - 15%. Ngoài ra, bột sắn dây còn chứa các isoflavone - hoạt chất tự nhiên có chức năng gần giống estrogen, giúp cải thiện nội tiết tố, làm đẹp da và giữ dáng cho phụ nữ. Bên cạnh đó, bột sắn dây còn có chứa hoạt chất puerarin (tác dụng giãn mạch, chống oxy hóa, bảo vệ tim,...); chất daidzein (tác dụng giãn cơ) và chất genistein (giúp giảm mỡ bụng, chống oxy hóa và cải thiện vóc dáng,...). 2. Ăn bột sắn dây có tác dụng gì đối với sức khỏe? Ăn sắn dây có tác dụng gì? Bột sắn dây có nhiều công dụng như: 2.1 Làm thực phẩm Trước khi làm thành bột, khi mới thu hoạch về, bạn có thể ăn cả củ sắn dây bằng cách luộc hoặc nướng? Ăn sắn dây luộc có tốt không? Với thành phần dinh dưỡng phong phú và hương vị ngọt, bùi, sắn dây luộc và nướng là món ăn vặt có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, được nhiều người ưa chuộng. Ngoài ra, bột sắn dây còn có thể dùng làm bánh, nấu chè, làm nước giải khát,... Các loại chè sen, chè hoa cau,... thường được nấu chung với bột sắn dây để tạo độ keo vừa phải, tăng thêm vị ngọt tự nhiên, giúp thanh nhiệt cho cơ thể. Ăn bột sắn dây có tác dụng gì là câu hỏi của nhiều người sử dụng hiện nay 2.2 Làm đẹp Sử dụng bột sắn dây làm mặt nạ giúp trị nám hiệu quả. Ngoài ra, bột sắn dây còn có hoạt chất genistein, giúp giảm cân và giữ vóc dáng cân đối. Cách làm mặt nạ bột sắn dây để trị nám: Chuẩn bị 3 thìa bột sắn dây + 1 lòng trắng trứng gà; Trộn đều bột sắn dây và lòng trắng trứng gà cho tới khi chúng hòa quyện thành một hỗn hợp sánh mịn; Rửa sạch mặt bằng nước ấm và sữa rửa mặt để làm giãn lỗ chân lông; Đắp hỗn hợp lên da mặt đang ẩm, massage khoảng 3 - 5 phút, lưu hỗn hợp trên da khoảng 15 phút; Dùng nước ấm rửa sạch mặt rồi lau khô; Thực hiện 2 - 3 lần/tuần. Cách dùng bột sắn dây để giảm cân Mỗi ngày bạn chỉ cần uống 1 ly nước gồm 300ml nước pha với 15g bột sắn dây và 1 thìa nước cốt chanh là có thể giúp cơ thể giảm cân, giảm mỡ bụng và thanh nhiệt, giải độc hiệu quả.   2.3 Chữa bệnh Trong Đông y, sắn dây là loại dược liệu được sử dụng phổ biến vì có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và giải khát. Một số bài thuốc từ sắn dây như sau: Giải cảm Y Học Cổ Truyền có bài thuốc Cát căn thang được sử dụng để điều trị chứng cảm phong hàn biểu thực với những triệu chứng như sốt, sợ gió, sợ lạnh, đau đầu, đau và cứng gáy. Bài thuốc gồm: 12g cát căn + 6g quế chi + 8g ma hoàng + 8g sinh khương + 6g bạch thược + 6g chích cam thảo + 12 quả đại táo; dùng sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 bữa. Chữa cảm nắng Bạn chỉ cần dùng 12g bột sắn dây, hòa cùng nước đun sôi để nguội, thêm chút đường, khuấy đều cho tan rồi cho người bị cảm nắng uống là được. Chữa ngộ độc rượu Bạn cần chuẩn bị 30g bột hoa sắn dây + 15g bột cam thảo, trộn chung với nhau. Mỗi lần say rượu, pha 3g hỗn hợp trên với nước nguội, cho người say rượu uống. Hoặc đơn giản hơn thì lấy 20g hoa sắn dây khô nấu với 1 lít nước, uống nhiều lần trong ngày. Chữa ngộ độc thức ăn, đại tiện máu Bạn khuấy đều 500ml nước sắn dây tươi với 500ml nước ngó sen tươi, uống từng ít một cho...

Bạch chỉ là gì? Những lợi ích của bạch chỉ đối với sức khoẻ

Bạch chỉ là gì? Những lợi ích của bạch chỉ đối với sức khoẻ

Bạch chỉ là một loại thảo dược lâu năm, có vị cay, hơi ngọt, tính ấm, ít độc. Dược liệu này từ lâu đã được xuất hiện trong bài thuốc Đông y có tác dụng hạ sốt, giảm đau, tiêu viêm,.... Dưới đây sẽ nói rõ các đặc điểm và lợi ích của bạch chỉ đối với sức khỏe, cùng tìm hiểu nhé. 1 Bạch chỉ là gì? Giới thiệu sơ lược về Bạch chỉ Bạch chỉ có tên khoa học là Radix Angelicae dahurica thuộc họ Hoa tán (Apiaceaea). Ngoài ra, người ta còn hay gọi bạch chỉ với các tên khác như: hương bạch chỉ, phong hương, hàng bạch chỉ, an bạch chỉ, bách chiểu, đỗ nhược,.... Đây là loại cây thuộc thảo, thân rỗng, sống lâu năm, chiều cao khoảng 1 – 1,5m. Mặt ngoài thân màu tím hồng hay màu xanh lục ánh sắc tía, không phân nhánh, đường kính tầm 2 – 3cm, Phần thân dưới nhẵn nhụi, phần trên gần cụm hoa có lông tơ ngắn. Lá to, phát triển thành bẹ rộng, cuống dài khoảng 4 – 20cm,ôm lấy thân. Phiến lá hình lông chim màu xanh, xẻ 2 – 3 lần. Hai bên mép lá hình răng cưa, đường gân phía mặt trên được bao phủ một lớp lông tơ mềm, còn 2 mặt lá thì không có lông. Thùy hình trứng dài 2 – 6cm, rộng 1 – 3cm. Hoa màu trắng có 5 cánh cong lên ở đầu, cụm hoa tán kép mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá, cuống chung dài 4 – 8cm, cuống tán dài 1cm. Quả bế đôi, hình bầu dục hơi dẹt, chiều dài khoảng 6mm. Thân, lá và rễ của cây có chứa tinh dầu thơm. Cây ra hoa kết quả vào tháng 5 – 7, ra quả tầm tháng 8-9 hằng năm. Bạch chỉ phân bố chủ yếu ở vùng bắc ôn đới ấm, ưa sáng và ẩm. Nên khi trồng ở Việt Nam thường phải bố trí thời vụ gieo trồng vào lúc nhiệt độ chưa cao, thường là vào Đông-Xuân. Cây được di thực và trồng tập trung ở các tỉnh Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hưng Yên,… Bộ phận dùng của Bạch chỉ Bộ phận dùng để làm thuốc của bạch chỉ là rễ củ. Rễ hình chùy, có hình dạng thẳng hoặc cong, dài 10cm đến 20cm, đường kính phần to nhất là 3cm. Mặt ngoài rễ củ có màu vàng nhạt, có nhiều vết nhăn dọc và nhiều lỗ vỏ lồi lên thành những vết sần ngang. Mặt cắt ngang của rễ có màu trắng hay trắng ngà, thể chất cứng, có nhiều bột. Mùi thơm hắc, vị cay hơi đắng. Khi dùng làm thuốc rễ sẽ được thu hoạch khi trời khô ráo, lúc đào tránh xây sát vỏ hoặc làm gãy. Sau khi rửa sạch để ráo nước, cho vào lò xông 1 ngày đêm rồi đem phơi hoặc sấy. Khi khô, xông thêm 1 lần nữa. Dược liệu sau khi chế biến là những phiến dày hơi tròn, mặt ngoài màu nâu xám hoặc vàng. Thành phần hóa học của Bạch chỉ Thành phần hóa học chính của rễ củ bạch chỉ là các dẫn chất coumarin. Ngoài scopoletin là một coumarin đơn giản, tất cả các chất còn lại trong bạch chỉ đều thuộc nhóm 6,7-furanocoumarin. Đó là bergapten, imperatorin, isoimperatorin, oxypeucedanin, neobyak angelicol, xanthotoxin, byak-angelicin.....Ngoài ra trong rễ củ còn có tinh dầu, B-sitosterol, acid béo, các dẫn chất polyacetylen,..... 2 Những lợi ích của Bạch chỉ đối với sức khỏe Tác dụng theo Đông y Bạch chỉ là vị thuốc tính ấm, vị cay, nên trong Đông y người ta thường dùng nó để: hạ sốt giảm đau, dùng điều trị cảm cúm, sốt xuất huyết, đau nhức đầu, đau răng, đau bụng kinh. Ngoài ra, còn dùng chữa đau khớp xương, viêm tuyến vú, mụn nhọt mưng mủ, vết thương do va đập. Tác dụng theo y học hiện đại - Tác dụng kháng khuẩn: Bằng phương pháp khuếch tán thuốc trên môi trường nuôi cấy vi khuẩn, nước sắc và cao chiết từ bạch chỉ có tác dụng ức chế sự phát triển của phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn tán huyết, tụ cầu vàng, trực khuẩn subtilis, trực khuẩn lỵ Shigella shiga, tràng cầu khuẩn, phẩy khuẩn tả và trực khuẩn thương hàn - Tác dụng hạ sốt, giảm đau: Trên thỏ được gây sốt bằng cách tiêm pepton, nước sắc bạch chỉ có tác dụng hạ sốt rõ rệt. Trên mô hình gây quặn đau bằng cách tiêm xoang bụng dung dịch acid acitic 0.6%, bạch chỉ dùng với liều 10g/kg có tác dụng giảm đau, thể hiện giảm số lần quặn đau một cách có ý nghĩa. - Tác dụng chống viêm: Với mô hình gây phù chân chuột cống trắng bằng kaotin, bạch chỉ với liều dùng 10g/kg có tác dụng chống viêm. Coumarin toàn phần chiết từ bạch chỉ có...

Công dụng và những lưu ý khi dùng nhân sâm ngâm mật ong

Công dụng và những lưu ý khi dùng nhân sâm ngâm mật ong

Từ lâu, nhân sâm xem như một loại “ thần dược” quý hiếm, là một trong những thảo dược hàng đầu trong Đông y.  Được sử dụng để tăng cường sinh lực, phòng chống bệnh tật và kéo dài tuổi thọ,… Đặc biệt là khi kết hợp với mật ong sẽ cho ra thức uống vô cùng tốt trong việc chăm sóc cũng như bồi bổ sức khỏe. Vậy vì sao lại kết hợp nhân sâm ngâm mật ong? Công dụng và những lưu ý khi dùng nhân sâm mật ong? 1. Vì sao lại kết hợp nhân sâm ngâm mật ong? Trong Đông y, nhân sâm có tác dụng giải độc cơ thể, tuần hoàn máu tốt và giảm căng thẳng… Loại thảo mộc này có vị đắng nhẹ đặc trưng, nên khi ngâm với mật ong có vị ngọt dịu nhẹ, tự nhiên sẽ làm giảm bớt đi vị đắng và giúp chúng trở nên cân bằng vị hơn. Sâm ngâm mật ong chính là sự kết hợp vô cùng hoàn hảo giữa hai đặc sản vô giá của thiên nhiên giúp cơ thể khỏe mạnh bên trong, tươi đẹp bên ngoài. Khi kết hợp nhân sâm cùng mật ong sẽ tạo ra một loại thực phẩm vô cùng tốt để bồi bổ sức khỏe, điều dưỡng cơ thể. Ngoài ra, một điều cũng rất thú vị là sâm có tính hàn còn mật ong có tính nóng, khi kết hợp chúng lại với nhau sẽ giúp trung hòa tính hàn trong sâm, nhờ vậy sử dụng sâm mật ong ít khi bị lạnh bụng hay đi ngoài. 2. Công dụng của nhân sâm ngâm mật ong là gì? Nhân sâm hay mật ong đều sẵn có những tác dụng vô cùng tuyệt vời, nên khi kết hợp chúng với nhau và sử dụng đúng cách, đúng liều lượng sẽ rất tốt cho cơ thể như: Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể Nhân sâm mật ong chứa thành phần ginsenosides, các axit amin, vitamin giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng sức đề kháng cho cơ thể, bồi bổ sức khỏe. Thực tế cho thấy, thường xuyên dùng mật ong ngâm sâm sẽ giúp cơ thể chống chọi tốt hơn với các tác nhân gây bệnh từ môi trường. Ngoài ra, nó còn giúp kích thích quá trình lưu thông máu, nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể được tốt hơn. Tốt cho hệ tim mạch, tăng tuần hoàn máu Mật ong nhân sâm giúp cải thiện chất lượng máu, nâng cao khả năng hấp thụ oxi. Ngài ra, các hoạt chất saponin trong sâm cũng giúp cải thiện hệ tuần hoàn tăng cường lưu thông máu tốt hơn giảm thiểu cholesterol xấu cho cơ thể. Tốt cho việc trao đổi chất, bồi bổ, hồi phục thể chất Nhân sâm mật ong còn có khả năng tuyệt vời trong việc giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đẩy nhanh khả năng phân giải mỡ thừa mỡ lâu năm giúp các cơ quan luôn luôn được bổ sung đầy đủ năng lượng hoạt động. Đồng thời, uống sâm mật ong đều giúp nâng cao sức đề kháng giúp chống lại virus vi khuẩn có hại, bồi bổ và phục hồi thể chất cho cơ cơ thể. Ngăn ngừa các vấn đề béo phì Sâm ngâm mật ong chứa một lượng lớn các loại vitamin, khoáng chất,… đặc biệt là hàm lượng acid amino sẽ giúp đốt cháy lượng mỡ thừa. Bên cạnh đó, nó còn thúc đẩy quá trình tiêu hóa và giảm lượng cholesterol dư thừa giúp cho cơ thể săn chắc. Cải thiện, tốt cho sinh lý cho nam giới Mật ong nhân sâm có thể cải thiện tốt cho tình trạng sinh lý ở nam giới. Nhờ thành phần từ sâm và mật ong kết hợp lại, sẽ kích thích cơ thể sản xuất nitric oxide và gia tăng lượng testosterone nội sinh cho nam giới. Điều hòa kinh nguyệt cho chị em phụ nữ Sâm ngâm mật ong sẽ là bài thuốc tốt giúp giảm các cơn đau co thắt, khó chịu cho chị em phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt. Sử dụng sâm mật ong sẽ giúp cân bằng lượng hormone trong cơ thể và điều chỉnh lượng estrogen lớn được sản sinh ở trong buồng trứng, từ đó ức chế các cơn co thắt ở tử cung Làm đẹp da, tóc Nhân sâm ngâm mật ong còn là thức uống này còn giúp làm chậm quá trình lão hóa da và tăng khả năng sản sinh các tế bào mới, giúp làn da bạn trông hồng hào, căng bóng và hạn chế được tình trạng nám, sạm, hay lão hóa Ngoài ra, mật ong nhân sâm còn giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, ở da đầu giúp bảo vệ cũng như kích thích mọc tóc tốt...

Bật mí 5 cách làm trà lá ổi giảm cân và những lưu ý cần nhớ

Bật mí 5 cách làm trà lá ổi giảm cân và những lưu ý cần nhớ

Ngoài trái ổi, ít ai biết được lá ổi cũng được dùng như các vị thuốc, vừa giúp chữa bệnh, vừa hỗ trợ làm đẹp cho các chị em phụ nữ. Vậy bạn đã biết cách làm trà lá ổi thơm ngon, nhanh gọn và giữ trọn dưỡng chất chưa? Tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi để biết 5 cách làm trà lá ổi giảm cân, giữ dáng và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau nhé! Công dụng giảm cân của trà lá ổi Theo Đông y, lá ổi vị đắng sáp, tính ấm, có công dụng tiêu thũng giải độc, thu sáp chỉ huyết thường được sử dụng trong các bài thuốc điều trị tiêu chảy, lỵ cấp và mạn tính, viêm dạ dày… Câu hỏi uống trà lá ổi có giảm cân không hiện vẫn là thắc mắc của nhiều người. Thực tế, vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định công dụng giảm cân của trà lá ổi. Tuy nhiên, trà lá ổi có thể hỗ trợ quá trình giảm cân bằng cách: Chứa ít calo: Thức uống này vừa chứa ít calo, vừa giúp bạn no lâu nữa đấy! Tạo cảm giác no lâu: Việc uống trà lá ổi nóng làm tăng cảm giác no bằng cách tăng thể tích trong dạ dày, hạn chế ăn quá nhiều trong quá trình giảm cân. Là thức uống giải khát lành mạnh: Thay vì uống đồ ngọt để giải khát, bạn có thể học cách làm trà lá ổi để uống, hạn chế hấp thụ quá nhiều đường vào cơ thể gây tăng cân. Giảm cholesterol và chất béo trung tính: Một vài nghiên cứu trong phòng thí nghiệm chứng minh trà lá ổi có thể giúp giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu) và chất béo trung tính, giữ cholesterol tốt ở mức cân bằng. Bổ sung nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể khi giảm cân: Trà lá ổi rất giàu vitamin C, vitamin A, kali, mangan, protein, chất xơ và chất chống oxy hóa. Các khoáng chất như kẽm, canxi và sắt cũng có với số lượng ít hơn. Làm giảm lượng đường trong máu: Nghiên cứu ở chuột cho thấy chiết xuất lá ổi giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Uống nước lá ổi xay cùng với hoa quả khác ngăn ngừa tinh bột nạp vào cơ thể, chuyển hóa thành đường, giảm cân hiệu quả. Điều này vẫn cần những nghiên cứu sâu hơn ở người về tác dụng này của trà lá ổi. Bật mí 5 cách làm trà lá ổi giảm cân Để pha trà lá ổi bạn có thể sử dụng nhiều loại nguyên liệu khác nhau, như lá ổi tươi, lá ổi khô hoặc bột lá ổi,… Dưới đây là 5 cách làm trà lá ổi vô cùng đơn giản mà bạn có thể tham khảo: 1. Cách làm trà bằng lá ổi tươi với mật ong Nguyên liệu nấu trà lá ổi tươi: 1 nắm lá ổi tươi không quá non cũng không quá già  1,5 lít nước lọc  Mật ong (Lượng ít nhiều tùy khẩu vị) Cách pha trà lá ổi: Bước 1: Rửa sạch lá ổi dưới vòi nước chảy, ngâm lá ổi trong nước muối loãng khoảng 5 phút sau đó vớt ra để ráo Bước 2: Cho nước vào nồi và đun sôi Bước 3: Nước sôi thì cho lá ổi vào nồi, đun nhỏ lửa trong khoảng 5 – 10 phút Bước 4: Tắt bếp, để nguội và lọc bỏ lá ổi  Bước 5: Rót ra một ly vừa đủ uống, thêm mật ong tùy theo khẩu vị và uống trong ngày. Nếu thích uống lạnh, bạn có thể thêm vài viên đá cho dễ uống. 2. Cách làm trà lá ổi bằng lá ổi khô Cách làm trà lá ổi khô cũng tương tự như cách pha trà lá ổi tươi, nhưng bạn cần chế biến lá ổi tươi thành lá ổi khô trước. Nguyên liệu để làm lá ổi khô: Khoảng 500g lá ổi tươi (ưu tiên lá không quá non cũng không quá già)  Cách làm trà lá ổi khô: Bước 1: Rửa sạch lá ổi dưới vòi nước chảy, ngâm lá ổi trong nước muối loãng khoảng 5 phút sau đó vớt ra để ráo Bước 2: Phơi lá ổi ở nơi hanh khô, tránh ánh nắng chiếu gay gắt hoặc sấy trong lò cho đến khi lá ổi khô hoàn toàn. Bạn có thể kiểm tra bằng cách bốc 1 nắm lá ổi khô, bóp nhẹ, lá vỡ vụn nghĩa là đã khô hoàn toàn.  Bước 3: Cho lá ổi khô vào túi nilon, buộc kín và bảo quản nơi thoáng mát để dùng lâu dài Cách pha trà lá ổi khô: Bước 1: Cho vào ly 2,5-5g lá ổi khô tùy theo độ đậm của nước trà mà bạn mong muốn Bước 2: Đổ nước sôi vào ly, lắc ly thật đều rồi đổ bỏ nước đầu (thao tác này...

Lợi ích của lá ổi và cách pha trà lá ổi giữ lại nhiều dược chất

Lợi ích của lá ổi và cách pha trà lá ổi giữ lại nhiều dược chất

Lá ổi là một trong những nguyên liệu xuất hiện trong các bài thuốc y học dân gian, có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tìm hiểu rõ hơn về lợi ích của lá ổi và cách pha trà lá ổi nhé! Ổi là một loại trái cây vô cùng phổ biến đối với nước ta, được biết đến là một loại trái cây ngon, nhiều vitamin, nhưng ít ai biết lá ổi cũng có những lợi ích cực kì hữu dụng. Theo trang Medicaldaily, lá ổi có chứa axit tannic, quercetin, flavonoid và chất chống oxy hóa tự nhiên giúp diệt khuẩn và chống viêm, ngoài ra uống nước lá ổi còn có nhiều lợi ích tuyệt vời khác. 1 Những lợi ích của lá ổi với sức khỏe Thúc đẩy giảm cân hiệu quả Trong lá ổi có chứa thành phần quercetin - flavonoid, có khả năng góp phần làm giảm sự phát triển của các tế bào mỡ trong cơ thể. Do đó, nếu uống trà lá ổi thì bạn sẽ có thể giúp giảm lượng calo, lượng đường hấp thụ, từ đó giúp thúc đẩy hiệu quả giảm cân đáng kể. Tốt cho sức khỏe tim mạch Trong lá ổi có chứa một số chất như triterpenoid, β-sitosterol, một số dầu dễ bay hơi và hoạt chất có gốc axit, đây là những thành phần có khả năng giúp tăng độ đàn hồi của mạch máu, giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt, hạ huyết áp,...tốt cho sức khỏe của tim mạch. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường Theo Tạp chí dinh dưỡng và chuyển hóa năm 2010, lá ổi có tác dụng phòng tránh bệnh tiểu đường hiệu quả và vô cùng an toàn. Các chất trong lá ổi làm giảm lượng đường trong máu mà không làm tăng sản xuất insulin trong cơ thể, ngoài ra nó còn làm hạn chế hấp thu hai loại đường sucrose và maltose, giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Phòng chống ung thư Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Food Chemistry năm 2011 chứng minh được rằng các chất trong lá ổi như lycopene, querceti và vitamin C,... là những chất chống oxy hóa rất mạnh, có thể ức chế sự phát triển của các khối u. Hơn thế nữa, nó còn chống lại các tế bào ung thư đại tràng, ung thư tuyến tiền liệt, vòm họng và biểu bì cũng như các khối u ác tính và bệnh bạch cầu. Đặc biệt là chất lycopene hỗ trợ rất nhiều trong việc duy trì cân bằng nội tiết tố, ngăn ngừa ung thư. Cải thiện hệ tiêu hóa Trà lá ổi hỗ trợ rất tốt cho quá trình tiêu hóa vì nó kích thích sản xuất enzyme tiêu hóa, ngoài ra nó còn có tác dụng ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm. Chất tannin có trong ổi có tác dụng rất tốt trong việc hổ trợ điều trị bệnh dạ dày. Chữa hôi miệng hiệu quả Một vài hợp chất trong lá ổi như axit tannic, axit malic, flavonoid,... được chứng minh có thể chống lại vi khuẩn gây ra các bệnh về răng miệng rất tốt, đặc biệt là hôi miệng. Một trong những cách phổ biến nhất, đơn giản và được áp dụng nhiều nhất là súc miệng bằng nước lá ổi. Dùng nước lá ổi non đun sôi, để nguội rồi pha với một ít muối biển, súc miệng 2-3 lần một ngày sau khi đánh răng vào buổi sáng và tối, làm như vậy có thể loại bỏ hầu hết mảng bám trên răng và mùi hôi trong khoang miệng. 2 Cách pha trà lá ổi Trà lá ổi tươi: Rửa sạch 5-10 lá ổi tươi, cho vào nồi cùng với với 500ml nước và đun sôi khoảng 10-12 phút, sau khi để nguội thì lọc hết xác lá, rồi dùng. Có thể thêm mật ong nếu muốn. Trà lá ổi khô: Dùng 2.5-5g lá ổi khô, cho vào 250ml nước nóng để hãm trong khoảng 10 phút. Trà bột lá ổi khô: Nghiền lá ổi khô thành bột mịn. Hãm 1 muỗng bột lá ổi khô và 1 chén nước nóng trong 5 phút rồi lọc xác, chúng ta sẽ có một tách trà thơm ngon. Trà lá ổi có hương vị thơm, hơi đắng và chát. Mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 1-2 ly và tốt nhất là dùng ngay sau bữa ăn. 3 Những lưu ý khi uống nước trà lá ổi Tùy sức khỏe và nhu cầu của mỗi người mà thời điểm uống nước lá ổi sẽ khác nhau. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Thông thường nước trà lá ổi sẽ được dùng vào sau bữa ăn khoảng 1 tiếng. Chỉ nên uống 2-3 lần/tuần, không quá 200ml nước trà mỗi lần uống. Một số người không nên uống hoặc cần thận trọng khi uống trà lá ổi như người mắc bệnh ngoài da, bệnh chàm, người đang dùng các loại thuốc tây, phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Uống nước trà lá ổi có thể làm tụt huyết áp nên cần lưu ý.

Trà mãng cầu và tác dụng không ngờ với sức khỏe

Trà mãng cầu và tác dụng không ngờ với sức khỏe

Với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam, mãng cầu là một loại quả phổ biến. Vì thế, những món ăn, đồ uống chế biến từ loại quả này cũng được sử dụng khá nhiều. Trong đó, trà mãng cầu được coi là “khoái khẩu” của nhiều người. Bên cạnh đó, nó còn mang lại nhiều tác dụng rất tốt cho cơ thể. Trà mãng cầu là gì? Thành phần dưỡng chất của trà mãng cầu Trà mãng cầu là loại trà được làm từ trái hoặc lá của cây mãng cầu xiêm. Ở Việt Nam, quả mãng cầu được dùng làm trà nhiều hơn cả. Với vị thơm ngọt tự nhiên, loại trà này rất được nhiều người yêu thích, phù hợp để uống hằng ngày giúp cơ thể khỏe mạnh và thư giãn hơn. Vậy trà mãng cầu xiêm có tốt không? Với thành phần dinh dưỡng đa dạng, trà mãng cầu cũng có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Mãng cầu xiêm là một nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất lành mạnh. Ước tính trong mỗi 100g, mãng cầu xiêm chứa 1g protein, 16,8g carb, 3,3g chất xơ, 34% vitamin C, 8% kali, 5% magie, 5% thiamine… Bên cạnh đó, mãng cầu xiêm cũng chứa một lượng đáng kể niacin, riboflavin, folate và sắt và hàm lượng chất chống oxy hóa bảo vệ tế bào. Do đó, khi sử dụng trà mãng cầu, cơ thể cũng được cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Trà mãng cầu được làm từ lá hoặc quả mãng cầu Trà mãng cầu có tác dụng gì với sức khỏe? Theo các chuyên gia sức khỏe, trà mãng cầu mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe. Một số lợi ích đã được chứng minh qua nghiên cứu và thực tiễn có thể kể đến như: Ngăn ngừa ung thư: Theo nhiều nghiên cứu, trà mãng cầu có khả năng ngừa một số bệnh ung thư liên quan đến gan, ung thư tuyến tiền liệt, tuỵ, phổi… Do đó, bạn đừng bỏ qua thực phẩm chống ung thư rất gần gũi trong cuộc sống hằng ngày này nhé!  Điều hòa huyết áp: Đây là loại trà rất tốt cho những người mắc chứng cao huyết áp, đau tim, xơ vữa động mạch và đột quỵ để cải thiện sức khỏe tốt hơn. Hỗ trợ điều trị viêm khớp: Các hoạt chất trong trà mãng cầu có thể làm giảm triệu chứng sưng đau do viêm khớp gây ra. Do đó, bạn có thể uống trà mãng cầu hằng ngày, nhất là trong mùa lạnh để phòng ngừa và giảm các cơn đau nhức khớp. Làm đẹp da: Trong trà mãng cầu có rất nhiều thành phần vitamin C tốt cho sức khỏe và làm đẹp da hiệu quả. Uống trà mãng cầu thường xuyên giúp giảm các tình trạng như mụn hoặc một số bệnh ngoài da khác. Chống lão hóa da: Các chiết xuất từ mãng cầu có khả năng chống oxy hóa rất tốt. Chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn quá trình lão hóa, hạn chế nếp nhăn trên da. Ngoài ra, vitamin C còn giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Giúp giảm stress hiệu quả: Trà mãng cầu chứa một số hoạt chất giúp não bộ giảm bớt căng thẳng, tạo giấc ngủ ngon và sâu hơn. Theo nhiều nghiên cứu, uống trà mãng cầu còn hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm một cách hiệu quả.  Hỗ trợ giảm đường huyết: Trà mãng cầu có khả năng làm giảm lượng đường trong máu đáng kể. Do đó, nó có tác dụng nhất định trong việc chữa trị bệnh tiểu đường. Hỗ trợ giảm cân: Trong trà mãng cầu có chứa khá nhiều vitamin B, giúp tăng cường quá trình trao đổi chất. Từ đó giúp cơ thể đốt cháy chất béo một cách hiệu quả hơn, hỗ trợ rất tốt trong quá trình giảm cân, cải thiện vóc dáng của bạn. Tăng cường hệ miễn dịch: Vitamin C có trong mãng cầu có tác dụng rất lớn trong việc kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu. Nhờ đó, thức uống này mang lại khả năng tăng sức đề kháng và tiêu diệt vi khuẩn rất mạnh mẽ, giúp phòng tránh được nhiều bệnh tật. Uống trà mãng cầu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe Cách làm trà mãng cầu đơn giản tại nhà  Có hai loại trà mãng cầu thường được sử dụng đó là trà từ lá và trà từ quả mãng cầu. Ở mỗi loại sẽ có cách thực hiện khác nhau. Dưới đây là chi tiết cách làm trà mãng cầu mà bạn có thể tự chế biến tại nhà. Trà mãng cầu từ lá Với trà mãng cầu từ lá, bạn chỉ cần hái hoặc mua lá mãng cầu sau đó rửa sạch, phơi khô trong khoảng 1 - 2 nắng. Tiếp đó, bạn đem...

Uống nước lá ổi có tác dụng gì? Cách xử lý và chế biến lá ổi an toàn, hiệu quả

Uống nước lá ổi có tác dụng gì? Cách xử lý và chế biến lá ổi an toàn, hiệu quả

Uống lá ổi là một phương pháp trị bệnh dân gian đã được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, với quan niệm rằng loại thức uống này sẽ giúp cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, trên thực tế, nước lá ổi có tác dụng gì? và những ai không nên uống nước lá ổi? Uống nước lá ổi có tác dụng gì?  Lá ổi được sử dụng nhiều trong y học dân gian với nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe. Một số tác dụng đặc trưng có thể kể đến như: Uống lá ổi giúp chữa tiêu chảy  Uống nước lá ổi có tác dụng gì? Uống nước lá ổi có thể giúp kiểm soát và làm giảm các triệu chứng của tiêu chảy. Bởi vì, lá ổi chứa các hợp chất có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, như vi khuẩn E.coli và Salmonella, đây những nguyên nhân thường gây ra bệnh tiêu chảy ở người. Bên cạnh đó, các hợp chất này có thể giúp làm giảm việc tăng sinh và phát triển của các vi khuẩn gây hại trong đường tiêu hóa. Uống lá ổi giúp chữa tiêu chảy Uống lá ổi giảm cân hiệu quả  Lá ổi không chỉ là một biện pháp giảm cân tự nhiên mà còn an toàn cho sức khỏe. Thông qua khả năng ngăn chặn sự chuyển hóa của tinh bột thành đường trong cơ thể. Các hợp chất có trong lá ổi ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, từ đó giúp tăng cường việc đốt cháy chất béo và ngăn ngừa sự tích tụ của mỡ thừa. Vì thế mà, uống lá ổi chính là một cách giảm cân vô cùng hiệu quả. Kiểm soát lượng đường trong máu  Uống nước lá ổi có tác dụng gì? Uống nước lá ổi hay trà lá ổi có tác dụng giúp kiểm soát lượng đường trong máu, đặc biệt là trong trường hợp gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh tiểu đường. Bởi vì, trà lá ổi có khả năng hỗ trợ kiểm soát mức glucose trong cơ thể bằng cách ức chế hoạt động của enzyme alpha-glucosidase. Hoạt động làm chậm quá trình phân giải carbohydrate có trong thực phẩm thành glucose, trà lá ổi đã giúp ngăn chặn sự tăng lên đột ngột của đường huyết sau khi ăn. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Tăng cường hệ miễn dịch  Uống nước lá ổi tươi có tác dụng gì? Uống nước lá ổi tươi có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, đặc biệt là trong việc ngăn ngừa tình trạng dị ứng. Lá ổi chứa các hợp chất có khả năng ngăn chặn sự giải phóng histamin – một nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng dị ứng như ngứa ngáy, sưng và đỏ da. Ngoài ra, nước lá ổi còn chứa các thành phần hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Đặc biệt, nước lá ổi tươi rất có lợi cho người già, người có hệ miễn dịch yếu và những người cần tăng cường sức kháng. Tốt cho tim mạch  Lá ổi có chứa các chất chống oxy hóa và chất xơ hòa tan, đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch. Cụ thể như: Kiểm soát và ổn định huyết áp; Hạn chế sự hình thành của các gốc tự do (giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương và suy giảm trí nhớ); Giảm xơ vữa mạch máu và nguy cơ đột quỵ, tai biến; Giảm lượng cholesterol và đường huyết trong cơ thể;… Cách nấu nước lá ổi an toàn và hiệu quả  Dưới đây là chi tiết cách nấu nước lá ổi an toàn mà bạn nên tham khảo. Nguyên liệu:  1 nắm lá ổi tươi hoặc búp ổi non Nước sạch Mật ong (tuỳ chọn) Hướng dẫn cách thực hiện:  Bước 1: Rửa sạch 1 nắm lá ổi hoặc búp ổi non để loại bỏ bụi bẩn trên bề mặt lá. Bước 2: Đun sôi một lượng nước cần thiết trong một nồi. Khi nước sôi, hãy thêm lá ổi đã rửa vào nồi. Bước 3: Đun nhỏ lửa và nấu lá ổi khoảng 15 phút. Bước 4: Tắt bếp và sử dụng thước lọc để chắt lấy nước lá ổi. Bước 5: Bạn có thể thêm 1-2 thìa mật ong hoặc đường để dễ uống hơn. Lưu ý: Để bảo quản nước lá ổi, hãy đổ chúng vào hũ thủy tinh sau đó để vào ngăn mát tủ lạnh. Ngoài cách nấu nước lá ổi tươi, bạn cũng có thể phơi khô lá ổi để sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, để không làm mất đi giá trị dinh dưỡng,...

Hà thủ ô có tác dụng gì? Công dụng, cách dùng và một số lưu ý

Hà thủ ô có tác dụng gì? Công dụng, cách dùng và một số lưu ý

Trong Đông y, hà thủ ô được xem là một loại dược liệu quý. Hà thủ ô có nhiều công dụng trong chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý của cơ thể. Tuy nhiên, hiệu quả này chỉ có được khi người bệnh sử dụng hà thủ ô đúng cách. Đặc điểm của hà thủ ô  Trước đây, hà thủ ô là loài cây mọc tự nhiên và thường xuất hiện ở một số khu vực vùng núi như Nghệ An, Phú Thọ, Lào Cai, Bắc Giang, Lai Châu, Hà Giang,… Tuy nhiên, thời gian gần đây, hà thủ ô được người dân trồng nhiều hơn. Hà thủ ô có 2 loại, bao gồm hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng. Trong đó, hà thủ ô đỏ có dược tính cao hơn và thường dùng để làm thuốc. Hà thủ ô đỏ còn gọi bằng một vài cái tên khác như giao đằng, dạ đêm. Hà thủ ô là cây thân mềm, mọc cuốn lấy nhau. Lá cây mỏng có gốc hình tim và phần đầu lá thuôn nhọn. Hoa hà thủ ô nhỏ, có màu trắng, mọc thành chùm ở nách lá hoặc phía đầu cành. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, rễ hà thủ ô phình to, tạo thành củ có màu nâu đỏ rất giống củ khoai lang. Trọng lượng củ hà thủ ô từ 0,5 – 1kg. Thân cây và rễ cây chính là 2 bộ phận được dùng để làm thuốc.  Hà thủ ô có tác dụng gì? Hà thủ ô có tác dụng gì? Hà thủ ô là dược liệu có tính bình, khi uống sẽ cảm nhận được vị ngọt, đắng, chát xen lẫn nhau. Dưới đây là một số công dụng chính của hà thủ ô mà người dùng có thể tham khảo: Tốt cho hệ tiêu hóa Hà thủ ô rất tốt cho hệ tiêu hóa là nhờ vào thành phần Anthranoid. Đây là nhóm hoạt chất có tác dụng co bóp và kích thích nhu động đường ruột, nhuận tràng, tăng cường khả năng chuyển hóa thức ăn,… Vì thế, những người đang gặp vấn đề về tiêu hóa, táo bón, có thể sử dụng hà thủ ô để cải thiện nhưng cũng cần có sự tư vấn của bác sĩ.  Bồi bổ thận Theo Đông y, hà thủ ô có tác dụng bổ can thận, hỗ trợ thận hư, thận yếu. Uống nước sắc hà thủ ô một thời gian theo đúng hướng dẫn, người bệnh có thể cảm nhận được hiệu quả này. Ngoài ra, hà thủ ô cũng có tác dụng kiểm soát mỡ máu, ổn định đường huyết, giảm đau nhức gân cốt.  Tốt cho hệ thần kinh Hà thủ ô có chứa Lecithin. Đây là dưỡng chất có khả năng tăng dịch huyết, thúc đẩy quá trình tái tạo hồng cầu, chống suy nhược thần kinh. Những người bị thiếu máu, da xanh xao, nhợt nhạt hay phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, khí hư cũng có thể sử dụng hà thủ ô để cải thiện tình trạng.  Chống oxy hóa Nước hà thủ ô sắc tiết ra rất nhiều chất chống oxy hóa mạnh, giúp cơ thể chống lại các gốc tự do gây hại. Nhờ tác dụng này mà hà thủ ô khả năng làm giảm cholesterol, chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư, chống lão hóa hiệu quả.    Giảm khả năng phát triển trực khuẩn lao Sự phát triển của vi khuẩn lao là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lao. Trong khi đó, hà thủ ô lại có khả năng ức chế vi khuẩn này. Đồng thời, hoạt chất chống oxy hóa Resveratrol có trong hà thủ ô cũng có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm cực kỳ tốt. Nên uống hà thủ ô vào lúc nào? Ngoài việc tìm hiểu hà thủ ô có tác dụng gì, người dùng cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về thời điểm uống hà thủ ô thích hợp để phát huy hiệu quả. Theo đó, thời điểm tốt nhất để uống hà thủ ô là buổi sáng sau khi ăn hoặc đầu giờ chiều. Người bệnh lưu ý không uống hà thủ ô khi bụng đang đói để tránh kích ứng dạ dày và những tác dụng phụ không mong muốn khác. Cách sử dụng hà thủ ô  Hà thủ ô có thể mua sẵn tại các hiệu thuốc Đông y và sử dụng ngay. Tuy nhiên, một số trường hợp tự thu hoạch hà thủ ô thì người dùng cần biết cách chế biến trước khi sử dụng.  Sau đây là hướng dẫn chi tiết quy trình chế biến hà thủ ô: Rửa sạch củ hà thủ ô rồi cạo lớp vỏ ngoài. Ngâm củ hà thủ ô trong nước vo gạo khoảng 24 giờ. Thái củ thành từng miếng...

Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ