Trang chủ

🌿 CÁT CÁNH – VỊ THẢO DƯỢC QUÝ TRONG Y HỌC VÀ CUỘC SỐNG 🌸

🌿 CÁT CÁNH – VỊ THẢO DƯỢC QUÝ TRONG Y HỌC VÀ CUỘC SỐNG 🌸

🌱 Cát cánh là gì?Cát cánh, còn gọi là hoa chuông, là một loài cây thảo dược quen thuộc trong y học cổ truyền. Không chỉ nổi bật với những bông hoa tím xanh rực rỡ, cát cánh còn được biết đến nhờ phần rễ quý giá, có nhiều lợi ích cho sức khỏe. 🌼 Công dụng tuyệt vời của cát cánh:✨ Hỗ trợ điều trị bệnh hô hấp: Chữa ho, viêm họng, viêm phế quản, giúp đường thở thông thoáng hơn.✨ Kháng khuẩn, kháng viêm: Giúp cơ thể chống lại vi khuẩn và viêm nhiễm.✨ Tăng cường hệ miễn dịch: Rễ cát cánh giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, đặc biệt trong mùa dịch bệnh.✨ Hỗ trợ tiêu hóa: Giảm đầy hơi, khó tiêu, giúp bụng dễ chịu hơn. 📌 Lưu ý: Dù cát cánh rất tốt, nhưng hãy sử dụng đúng cách và tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y học cổ truyền để đảm bảo an toàn nhé!

Khám Phá Long Nhãn – Hương Vị Ngọt Ngào Của Mùa Hè

Khám Phá Long Nhãn – Hương Vị Ngọt Ngào Của Mùa Hè

Long nhãn không chỉ là món ăn vặt yêu thích mà còn là nguyên liệu tuyệt vời cho các món ăn, thức uống giải nhiệt. Với hương vị ngọt ngào tự nhiên và đầy dưỡng chất, long nhãn là sự lựa chọn hoàn hảo cho một mùa hè tươi mới. *Lợi ích của long nhãn: Giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng Hỗ trợ tiêu hóa, an thần và ngủ ngon Cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể * Mách nhỏ: Long nhãn có thể dùng làm nguyên liệu cho các món chè, sinh tố hay thậm chí là trộn với sữa chua, mang lại hương vị thơm ngon khó cưỡng.

🌟 HOÀI SƠN – BÍ QUYẾT CHO SỨC KHỎE🌟

🌟 HOÀI SƠN – BÍ QUYẾT CHO SỨC KHỎE🌟

1. Nguồn gốc  Hoài Sơn, hay còn gọi là củ mài, thường có hương vị ngọt dịu và giá trị dược liệu cao. 2. Công dụng của hoài sơn  * Bồi bổ cơ thể: Hoài Sơn giúp tăng cường sức khỏe, đặc biệt tốt cho người mệt mỏi, suy nhược. * Hỗ trợ tiêu hóa: Tác dụng tuyệt vời trong việc cải thiện chức năng dạ dày và ruột, giảm các triệu chứng khó tiêu. * Tăng cường miễn dịch: Các dưỡng chất trong Hoài Sơn giúp cơ thể chống lại bệnh tật. * Làm đẹp tự nhiên: Với khả năng điều hòa nội tiết, Hoài Sơn cũng là bí quyết giúp làn da sáng mịn. 3. Cách sử dụng  * Nấu cháo: Kết hợp Hoài Sơn với các loại hạt, thịt nạc hoặc xương, tạo nên món cháo thơm ngon, bổ dưỡng. * Hãm trà: Thái lát mỏng Hoài Sơn, hãm với nước nóng, vừa đơn giản vừa tốt cho sức khỏe. * Sắc thuốc: Là thành phần trong nhiều bài thuốc Đông y giúp chữa một số bệnh như: viêm phế quản mãn tính, tiêu chảy kéo dài, tiểu đường,...

🌿LIÊN TÂM - BÍ QUYẾT CHĂM SÓC SỨC KHỎE TỪ THIÊN NHIÊN 🌿

🌿LIÊN TÂM - BÍ QUYẾT CHĂM SÓC SỨC KHỎE TỪ THIÊN NHIÊN 🌿

Liên tâm hay là nụ sen/ tim sen được biết đến như một dược liệu an toàn, đảm bảo và được tin dùng từ xa xưa qua bài thuốc dân gian. Vì sao nên sử dụng Liên Tâm? Hỗ trợ giấc ngủ sâu và thư giãn tinh thần: Giúp giảm căng thẳng, mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu. Tăng cường sức đề kháng: Bồi bổ cơ thể, hỗ trợ điều hòa chức năng tự nhiên. Chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên: An toàn, lành tính, phù hợp với mọi lứa tuổi. Ưu điểm nổi bật: Quy trình sản xuất đạt chuẩn chất lượng cao. Được kiểm định nghiêm ngặt, không chứa hóa chất độc hại. Phù hợp cho những người muốn cải thiện sức khỏe một cách lành mạnh và bền vững. Lưu ý khi dùng: Không uống trà khi bụng đói. Không dùng tim sen ẩm mốc để pha trà. Không dùng cho: trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hay cho con bú, rối loạn kinh nguyệt… Liên Tâm - Sức khỏe từ thiên nhiên, an lành trong từng khoảnh khắc! 

Đôi nét giới thiệu về địa long và những tác dụng của vị thuốc này.

Đôi nét giới thiệu về địa long và những tác dụng của vị thuốc này.

Giun đất là loài động vật có ở khắp nước ta. Chúng không chỉ có lợi cho ngành nông nghiệp mà còn được dân gian dùng làm vị thuốc để điều trị bệnh, với tên gọi là Địa long. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này. 1.Giới thiệu về Giun đất Tên gọi khác của loài: Trùng đất… Tên gọi khác của dược liệu: Thổ long, Địa long, Giun khoang, Trùng hổ, Khưu dẫn… Tên khoa học: Lumbricus. Họ khoa học: Giun đất (Megascolecidae). 1.1. Đôi nét về Giun đất Giun đất là loài động vật ruột khoang, sinh sống ở trong lòng đất, đặc biệt là ở những vùng đất xốp, mát mẻ và ẩm ướt. Ban ngày chúng lẫn ở dưới đất, đêm khuya khi sương xuống mới ngoi lên. Mật độ của Giun đất thay đổi tùy theo đặc điểm lý hóa của đất. Loại có khoang trắng tốt nhất. Trung bình, giun đất dài khoảng 10 – 35 cm, rộng từ 5 – 15mm. Thân có màu nâu hồng hoặc nâu đen, nhiều đốt, có thể co giãn được nhằm giúp chúng dễ chui rúc trong đất. Hai bên thân và mặt bụng có 4 đốt lông ngắn và cứng giúp Giun di chuyển được. Bề mặt da mềm, ẩm ướt và có chức năng hô hấp. Giun đất đặc biệt không có mắt, nhưng vẫn có cảm giác với ánh sáng là nhờ các tế bào cảm giác ánh sáng riêng lẻ phân tán dưới da. Là loài động vật lưỡng tính, tuyến sinh dục tập trung ở một số đốt trên thân. Khi trưởng thành, cơ thể Giun đất hình thành đai sinh dục. Tuy nhiên, loài này không tự thụ tinh mà thực hiện thụ tinh chéo. Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Dược liệu, tải ngay ứng dụng YouMed. Thức ăn chính của Giun là mùn hữu cơ. Chúng sợ ánh sáng nên hiếm khi chui ra khỏi mặt đất, chỉ khi mưa lớn khiến bùn đất trũng xuống và mất độ xốp mới bò lên để hô hấp. Loài này thải ra những viên bã và đất tròn xíu, mà ta thường gọi là Cứt giun, Cứt trùng trong Đông y gọi là Khâu dẫn nê hay Địa long nê. Giun đất là loài có lợi đối với đất trồng, làm đất ẩm, giàu dinh dưỡng, tơi xốp hơn. 1.2. Phân bố Ở nhiều địa phương tại nước ta, đặc biệt là ở những địa phương làm nghề trồng trọt. Hay gặp nơi mô đất ẩm, đền đình chùa, gốc bụi chuối lâu năm… Chúng không chỉ là thức ăn của gà vịt mà còn có vai trò duy trì độ mềm xốp và dinh dưỡng trong đất. 1.3. Thu hoạch Chọn vùng đất xốp, ẩm và mềm. Lấy nước  Bồ kết, nước Chè, đổ lên đất thì Giun bò trườn lên. Người ta bắt bỏ nó vào thùng có chứa sẵn lá tre, rơm hoặc tro. Rửa sạch bằng nước ấm cho sạch chất nhớt, ép đuôi vào gỗ sau đó mổ dọc thân giun. Rửa sạch đất trong bụng, phơi hoặc sấy khô cất dùng. Không dùng Giun tự nhiên lên mặt đất vì không phải loại tốt (yếu và có bệnh). Toàn thân của Giun đất đều được sử dụng để làm thuốc – Địa long. 2. Thành phần hóa học và tác dụng của Địa long 2.1. Thành phần hóa học của Địa long Vị thuốc địa long chứa một số thành phần hóa học như Lumbroferine, Lumbritin, Terrestro-lumbrolysin. Hypoxanthine, Xanthine, Adenine, Guanine, Guanidine, Choline, Alanine, Valine, Leucine, Phenylalanine, Tyrosine, Lysine. Nhiều loại Acid amin, Vitamin và muối hữu cơ. 2.2. Tác dụng theo Y học hiện đại Hoạt chất Lumbritin có tác dụng phá huyết. Chống co giật, kháng histamine, làm giãn mạch nội tạng và hạ áp chậm nhưng lâu dài. Tác dụng làm giãn phế quản và hạ cơn hen cấp. An thần và hạ thân nhiệt. Giun đất chứa chiết xuất diệt tinh trùng và tăng hưng phấn thành tử cung. 2.2. Tác dụng theo Y học cổ truyền Tính vị: Vị mặn, tính hàn và không có độc. Quy kinh: Tỳ (Bản Thảo Cầu Chân). Can, Tỳ, Phế (Bản Thảo Tái Tân). Vị, Thận (Dược Nghĩa Minh Biện). Tỳ, Vị, Thận (Trung Dược Học). Công dụng: Phá huyết tích tụ, trừ phong thấp, lợi tiểu, hạ sốt, thông đại tiện, đại giải nhiệt độc, trấn kinh, trừ đờm, loại bỏ trùng tích trong cơ thể… Chủ trị: Sốt cao kinh giật, bồn chồn kinh động, viêm đường tiết niệu, động kinh, ho suyễn, sốt rét, di chứng bại liệt nửa người, tiểu tiện không thông và phong thấp gây đau nhức. 3. Cách dùng và liều dùng của Địa long Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể dùng Giun đất (Địa long) theo nhiều cách khác nhau. Dùng riêng hoặc kết hợp với các vị thuốc khác đều được. Địa long...

Hoài sơn và những tác dụng của vị thuốc này đối với sức khỏe.

Hoài sơn và những tác dụng của vị thuốc này đối với sức khỏe.

1. Hoài sơn dược liệu Hoài sơn, sơn dược hay dân dã hơn được gọi là khoai mài, củ mài. Sơn dược thuộc họ củ nâu. Điều thú vị là hoài sơn (Rhizoma Dioscoreae) là thân rễ của cây củ mài Dioscoreae persimilis. Sơn dược được ghi danh đầu bảng ở trong “Thần nông bản thảo”. Vị ngọt mà không lạnh bụng. Thường sử dụng trong chấn thương, thuốc bổ khi cơ thể hư nhược, tăng sức cơ bắp, chống đói và kéo dài tuổi thọ. Sơn dược được dùng như một loại thực phẩm chính và nó cũng là một loại thuốc bổ quan trọng trong Y Học Cổ Truyền. Hoài sơn là thân rễ phơi hoặc sấy khô của cây Khoai mài (Dioscorea oppsita) 2. Tìm hiểu về vị thuốc hoài sơn 2.1. Tính vị Vị ngọt, tính bình. 2.2. Quy kinh Quy vào kinh Thận, Tỳ, Vị và Phế. 2.3. Tác dụng dược lý của hoài sơn Tác dụng của hoài sơn theo Đông Y Công dụng: Chỉ khát, bổ thận, sinh tân, ích phế, dưỡng vị và bổ tỳ. Chủ trị: Bồi bổ sức khỏe, viêm ruột mãn tính, ăn uống kém, hen do phế hư, tiêu chảy lâu ngày, bạch đới, di tinh, di niệu, tiểu đường. Tác dụng của hoài sơn theo nghiên cứu dược lý hiện đại: Chưa được nghiên cứu nhiều. 2.4. Cách dùng, liều lượng Hoài sơn - Sơn dược được dùng ở dạng thuốc sắc và bột là chủ yếu. Liều dùng thông thường khoảng: 10 - 20g/ ngày. Nếu dùng thay nước trà thì có thể dùng đến 200 - 300g/ ngày. Trong đông y hoài sơn có tác dụng trong điều trị một số bệnh lý khác nhau 3. Tác dụng củ hoài sơn   Hoài sơn dược liệu thường mọc hoang ở các vùng rừng miền núi phía Bắc. Nhân dân thường sẽ đào củ mài về cạo sạch vỏ, luộc, xào hoặc nấu canh ăn. Ngày nay, do nhu cầu dược liệu nên cây được trồng nhiều ở đồng bằng để làm thuốc. Hoài sơn dược liệu thuộc họ dây leo quấn, thân nhẵn, hơi có góc cạnh, màu đỏ hồng, thường mang những củ nhỏ ở nách lá (dái mài). Rễ củ đơn độc hoặc từng đôi, ăn sâu vào đất đến hàng mét, hơi phình ở phía gốc, vỏ ngoài có màu nâu xám và thịt mềm màu trắng. Lá mọc so le hay mọc đối, hình tim, cụm hoa đơn tính gồm các bông khúc khuỷu và màu vàng. Để làm thuốc, bà con đào củ vào mùa hè, thu khi cây đã lụi, mang về rửa sạch, rồi gọt vỏ phơi sấy cho đến khô. Hoài sơn trị bệnh gì? Theo Y Học Cổ Truyền, hoài sơn vị ngọt, tính bình, tác dụng củ hoài sơn là bổ tỳ vị, ích tâm phế và bổ thận. Thường được dùng làm thuốc bổ ngũ tạng, mạnh gân xương, chữa suy nhược cơ thể, bệnh đường ruột, tiêu chảy, lỵ, tiêu khát, thận suy, mỏi lưng, chóng mặt, hoa mắt, ra mồ hôi trộm,... Theo nhiều nghiên cứu cho thấy được trong củ mài có chứa khoảng 63.25% tinh bột, 0.45% lipid, 6.75% protein và 2-2.8% chất nhầy. Ngoài ra, dược liệu này còn có thêm các thành phần khác, chẳng hạn như dioscin, allantoin, saponin có nhân sterol, cholin cùng hàng loạt các axit amin, các men oxy hóa, vitamin C và các nguyên tố vi lượng khác. Hoài sơn được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc thảo dược hoặc thực phẩm có lợi ích cho sức khỏe tiềm năng. Các thành phần chính của Hoài sơn được biết đến là saponin, sapogenin, tinh bột, dẫn xuất purine và chất nhầy. Chiết xuất Hoài sơn với liều 900 mg trên một ngày kiểm soát hiệu quả lượng đường trong máu. Một số tác dụng dược lý của củ hoài sơn: 3.1. Tác dụng của hoài sơn dược liệu đối với bệnh lý thần kinh ngoại biên Bệnh thần kinh đái tháo đường là tình trạng phổ biến nhất liên quan tới bệnh thần kinh ngoại biên. Đây là dạng tổn thương thần kinh phổ biến nhất. Nguyên nhân là do bệnh hoặc chấn thương dây thần kinh hoặc do tác dụng phụ của bệnh hệ thống. Tác dụng bảo vệ của chiết xuất sơn dược chống lại bệnh thần kinh đái tháo đường. Được thể hiện bằng cách kích hoạt yếu tố tăng trưởng thần kinh (NGF). Yếu tố tăng trưởng thần kinh lại rất cần thiết cho sự phát triển và duy trì kiểu hình của các tế bào thần kinh trong hệ thần kinh ngoại biên. Điều trị liệt mặt kết hợp châm cứu và chiết xuất hoài sơn có hiệu quả sau 10 - 15 ngày. 3.2. Đối với tình trạng mất xương sau mãn kinh Estrogen, bisphosphonates, hormone tuyến cận giáp (PTH) sử dụng để ngăn ngừa tình trạng mất xương sau mãn kinh. Nhưng nhiều bằng chứng...

Những tác dụng không ngờ của hy thiêm đối với bệnh nhân phong thấp

Những tác dụng không ngờ của hy thiêm đối với bệnh nhân phong thấp

1. Đặc điểm nhận biết cây hy thiêm Dược liệu hy thiêm dùng làm thuốc là phần trên mặt đất đã phơi/sấy khô của cây hy thiêm. Hy thiêm dược liệu có tên khoa học là Siegesbeckia orientalis, thuộc họ Cúc - Asteraceae. Cây hy thiêm được sử dụng lần đầu tiên ở nước Sở (một nước ở miền nam Trung Quốc xưa). Từ “Hy” trong cây hy thiêm có nghĩa là lợn, còn thiêm nghĩa là một loại cỏ đắng cay, có độc. Do đó, tên gọi hy thiêm được đặt là vì loại cây này có vị đắng cay và có mùi như lợn. Ngoài ra, hy thiêm dịch ra tiếng Việt nghĩa là "cứt lợn", tuy nhiên cái tên "cứt lợn" dễ gây nhầm lẫn với một cây khác hoàn toàn thuộc họ Cúc, do đó cần phải chú ý khi sử dụng. Bên cạnh đó, cây hy thiêm còn có tên gọi dân gian là cỏ đĩ vì hoa có chất gây dính, khi đi qua sẽ dính lên người. Một số đặc điểm nhận biết cây hy thiêm: Thuộc loại cây thân cỏ sống hàng năm, chiều cao khoảng 30-40cm đến, có khi lên đến 1m, thân chia thành nhiều cành; Thân rỗng ở giữa, đường kính khoảng 0.2-0.5 cm. Mặt ngoài màu nâu nhạt hoặc hơi sẫm. Trên thân chia nhiều rãnh dọc chạy song song và nhiều lông ngắn xếp sát nhau; Lá mọc đối xứng, phiến lá nhăn nheo, thường hay cuộn lại. Phiến lá nguyên hình mác rộng, phần mép khía răng cưa tù, bao gồm 3 gân chính. Mặt trên màu xanh sẫm, mặt dưới xanh nhạt và cả 2 mặt đều có lông; Cụm hoa tạo hình đầu nhỏ, bao gồm hoa ở giữa hình ống màu vàng và 5 hoa nhỏ hình lưỡi ở phía ngoài; Lá bắc có lông dính. 2. Thu hái, bào chế cây hy thiêm Vào thời gian khoảng tháng 4-5 hằng năm hoặc tùy theo kinh nghiệm ở từng địa phương, người dân sẽ thu hái cây hy thiêm lúc chưa có hoa, đem về phơi khô trong bóng râm hoặc ngoài nắng, sau đó bó thành từng bó nhỏ. Cách bào chế dược liệu hy thiêm cũng đơn giản bằng cách phơi hoặc sấy đến khô ở nhiệt độ từ 50 đến 60 độ C. Mỗi khi cần sử dụng thì đem ra rửa sạch, sau đó ủ mềm rồi cắt thành đoạn nhỏ. Về thành phần hóa học, các tài liệu gần đây chỉ ra loại cây này chủ yếu chứa các thành phần như darutoside, darutigenol, alkaloid. 3. Tác dụng của cây hy thiêm 3.1. Tác dụng của cây hy thiêm theo Y Học Cổ Truyền Nhiều tài liệu cổ phương đã nhắc đến tác dụng của cây hy thiêm, cụ thể như sau: Theo sách Đồ kinh bản thảo ghi chép thấy cây hy thiêm “trị can thận phong khí, chân tay tê dại, đau nhức trong xương, đau lưng gối mỏi – kiêm chủ phong thấp sang, cơ nhục tê khó khỏi”; Sách Bản thảo kinh sơ cho rằng cây hy thiêm có thể “khu phong trừ thấp kiêm hoạt huyết”. Vì thế, từ xa xưa cây hy thiêm đã được ứng dụng vào nhiều bài thuốc nam chữa bệnh. 3.2. Nghiên cứu của dược lý hiện đại về Hy thiêm dược liệu Theo nghiên cứu của các giảng viên Cao đẳng Dược tại trường Cao đẳng Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, cây hy thiêm có hàm lượng lớn chất darutin (một dẫn chất của axit salicylic) và các chất đắng daturosid, orientin... Các chất hóa học này đều có tác dụng rất tốt trong vấn đề kháng viêm, hạ huyết áp và giãn cơ. Trong thực nghiệm, chiết xuất cồn thô của cây hy thiêm cho thấy khả năng chống lại sự tăng axit uric máu. Thành phần hóa học mang lại tác dụng này được cho là các hợp chất phenolic, đồng thời phát hiện này cho thấy tác dụng của cây hy thiêm trong điều trị bệnh gút. Một nghiên cứu khác chứng minh chiết xuất cồn của cây hy thiêm còn mang lại khả năng ngăn ngừa viêm, kể cả viêm cấp và viêm mạn tính. Chiết xuất cồn của loại cây này còn thể hiện hoạt động chống tăng sinh mạnh mẽ. Điều này mang lại hy vọng về một chất bổ sung lý tưởng trong điều trị ung thư nội mạc tử cung. Hàm lượng cao chất kirenol trong rễ cây hy thiêm có hiệu quả trên các vi khuẩn gram dương, các Staphylococcus cholermidis, Staphylococcus aureus và Acinetobacter baumannii. Từ những bằng chứng trên, cây hy thiêm đã được sử dụng để điều trị các bệnh xương khớp như bệnh gút, viêm khớp, thoái hóa cột sống thắt lưng, đau nhức vai gáy, thoái hóa khớp gối... 3.3. Một số tác dụng khác của cây hy thiêm Bệnh cạnh hỗ trợ điều trị bệnh lý xương khớp, tác dụng của cây hy thiêm còn bao gồm: Hỗ trợ chữa trị chứng mất tiếng do cảm gió; Chữa mụn nhọt do nóng; Chữa cảm, giảm đau đầu; Hỗ trợ điều trị tăng huyết...

Tại sao liên tâm được coi là dược liệu quý cho sức khỏe?

Tại sao liên tâm được coi là dược liệu quý cho sức khỏe?

Liên tâm hay tim sen được xem là vị thuốc quý trong tự nhiên. Dược liệu này thường dùng để hãm trà uống giúp ngủ ngon, thư giãn tinh thần. Tác dụng của tim sen 1. Theo Y học hiện đại Dược liệu này có nhiều tác dụng dược lý đã được nghiên cứu. Trong đó là tác dụng nổi bật trên hệ tim mạch thần kinh, đặc tính kháng khối u. Tác dụng hỗ trơ hệ tim mạch của tim sen Liensinin, isoliensinin và senin- các alcaloid chiết từ tim sen có tác dụng hạ áp. Thông qua làm giãn cơ trơn mạch máu và kiểm soát thụ thể kênh canxi. Đặc tính này tương tự với cơ chế của các thuốc hạ áp hiện nay. Ngoài ra, liensinin còn cho thấy tác dụng chống loạn nhịp tim.   Tâm sen giúp ổn định huyết áp và nhịp tim với liều lượng thích hợp Ngoài việc kiểm soát huyết áp, các hoạt chất trong dược liệu này còn có khả năng ức chế kết tập tiểu cầu, giúp làm tan huyết khối trong lòng mạch. Do đó, cần thận trọng khi sử dụng cùng với các thuốc chống kết tập tiểu cầu vì nguy cơ chảy máu đáng kể. Điều này hứa hẹn những lợi ích khả quan cho các bệnh nhân có vấn đề về tim mạch trong tương lai. Tim sen giúp điều hòa hệ thần kinh Hiện nay, các vấn đề về rối loạn thần kinh như: trầm cảm, lo âu, mất ngủ…đang xảy ra ở mức báo động và là một trong những nguyên nhân làm suy giảm chất lượng sống của con người. Các nghiên cứu đã chứng minh, chiết xuất alcaloid từ liên tâm giúp cải thiện triệu chứng trầm cảm thông qua ức chế quá trình viêm thần kinh. Ngoài ra, còn chống lo âu nhờ vào tăng cường chất dẫn truyền thần kinh như GABA. Nelumbin, thành phần tạo ra vị đắng cho liên tâm còn thể hiện tác dụng an thần, giúp ngủ ngon.   Tim sen giúp cải thiện giấc ngủ ở người lớn tuổi Tác dụng kháng khối u của tim sen Các alcaloid như: isoliensinin, liensinin… tìm thấy trong tim sen có khả năng làm chậm sự phát triển của khối u.  Các hoạt chất này có khả năng ức chế tăng sinh, di cư, bám dính, xâm lấn của khối u. Ngoài ra, còn làm tế bào ung thư chết theo chu trình. Đây là một tín hiệu khả quan, tuy nhiên cần có thêm nhiều các nghiên cứu lâm sàng để khẳng định tác dụng này. Ngoài các tác dụng kể trên, tim sen còn: ức chế sự phát triển của vi khuẩn, chống oxy hóa, kháng viêm, điều chình nồng độ đường và lipid máu. 2. Theo Y học cổ truyền Tim sen có vị đắng, tính hàn, quy vào kinh Tâm. Có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng tâm an thần. Chủ trị các bệnh: Tâm phiền (tức ngực, hồi hộp, lo sợ, hâm hấp sốt khó chịu), mất ngủ. Trị nôn mửa có máu. Di tinh, mộng tinh. Ngày dùng 2 -4 gram dạng thuốc sắc, hãm hoặc hoàn, tán. Thường phối hợp tim sen với các vị thuốc khác để tăng hiệu quả điều trị Các bài thuốc từ tim sen 1. Bài thuốc giúp an thần, trị mất ngủ Nguyên liệu: Tim sen 5g, lá vông 20g, Táo nhân 10g, Hoa nhài tươi 10g. Chế biến: Tim sen sao thơm. Táo nhân sao đen, đập dập. Lá vông sấy khô, tán bột. Đem trộn các dược liệu lại, hãm với 1 lít nước, cho hoa nhài vào khi nước thuốc còn ấm. Cách sử dụng: uống làm nhiều lần trong ngày để phát huy tác dụng tốt. 2. Bài thuốc hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim Nguyên liệu: Liên tâm 3g cho vào cốc, đổ nước sôi hãm 10 – 15 phút. Cách sử dụng: Ngày uống 1 – 2 lần giúp hỗ trợ điều trị các vấn đề về tim mạch, huyết áp. 3. Bài thuốc hỗ trợ điều hòa đường huyết Nguyên liệu: Liên tâm 8g; Thạch cao 20g, Sa sâm – Thiên môn, Mạch môn, Hoài sơn, Bạch biển đậu – Ý dĩ mỗi vị 12g. Cách sử dụng: sắc uống ngày 1 thang. Lưu ý khi dùng Trong dân gian, tim sen thường được sử dụng để pha trà và không có tác dụng phụ nào được báo cáo. Tuy nhiên, do chứa hàm lượng alcaloid cao nên dược lực mạnh, có khả năng gây độc tính trên tim. Do đó, cần chú ý liều dùng và không nên dùng kéo dài. Ngoài ra, nếu sử dụng tim sen lâu dài có thể làm giảm ham muốn tình dục.   Trà tâm sen tuy phổ biến nhưng bạn cũng nên chú ý tác dụng phụ Những lưu ý khi dùng: Không uống trà khi bụng đói. Không dùng tim sen ẩm mốc để pha trà. Không dùng cho: trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hay cho con bú,...

Sa nhân: Thảo dược hỗ trợ hệ tiêu hóa

Sa nhân: Thảo dược hỗ trợ hệ tiêu hóa

Sa nhân là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng kích thích tiêu hóa, hỗ trợ các chứng ăn không ngon, khó tiêu, tiêu chảy mạn tính rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này. Tác dụng của sa nhân 1.1. Tác dụng chữa các bệnh về đường tiêu hoá như: tiêu chảy, khó tiêu, đau dạ dày... Tiêu chảy là tình trạng đi đại tiện phân lỏng nhiều lần trong ngày, có thể kéo dài liên tục trong vài ngày. Biểu hiện tiêu biểu của người bị tiêu chảy như sốt, buồn nôn, đau dạ dày, khát nước,... Nguyên nhân của tiêu chảy theo các bác sĩ cho biết là do ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng, do dùng thuốc hoặc mắc các bệnh về đường ruột. Dược liệu sa nhân có tác dụng chữa trị tiêu chảy, hay ăn uống khó tiêu rất hiệu quả. Thành phần các hoạt chất có trong sa nhân giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể. Thêm nữa còn ức chế các loại vi khuẩn bất lợi trong đường ruột. 1.2. Sa nhân có tác dụng tốt cho bà bầu hay nôn Việc hay nôn khi mang bầu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa và thay đổi khẩu vị dẫn đến việc ăn uống không ngon miệng. Và việc dùng thảo dược để cải thiện tình trạng này vẫn được các cụ ta từ xưa đến nay áp dụng để bổ sung chất dinh dưỡng và nguồn năng lượng dự trữ cho cả mẹ bầu và thai nhi. Dược liệu sa nhân có vị ngọt, tính mát, và một số vitamin cần thiết giúp cho hệ tiêu hoá các bà bầu hoạt động hiệu quả hơn, và kích thích tiêu hoá. Thêm nữa còn ngăn ngừa các triệu chứng nôn khan, đầy hơi, ợ chua... 1.3. Tác dụng giảm đau nhức răng do sâu răng của sa nhân Một trong số những bệnh răng miệng rất phổ biến hiện nay đó là sâu răng, gây không ít khó chịu cho người bệnh điển hình như triệu chứng đau răng, sốt dai dẳng trong thời gian dài. Rất nhiều các loại vitamin có trong sa nhân giúp thúc đẩy sự phát triển răng chắc khỏe đồng thời ngăn ngừa sâu răng. Ngoài ra, còn giúp ngăn ngừa các bệnh răng miệng khác như chảy máu chân răng, viêm lợi,... 1.4. Tác dụng của sa nhân giúp hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày Một bệnh hay gặp ở đường tiêu hoá là viêm loét dạ dày. Nguyên nhân là do nhiễm khuẩn, rượu bia, thuốc, hút thuốc, chế độ ăn uống không hợp lý. Những triệu chứng điển hình của bệnh này như chán ăn, buồn nôn, ợ chua, sụt cân,... Nhiều bài thuốc Đông y điều trị viêm loét dạ dày có sự xuất hiện của Sa nhân. Dược liệu này có vai trò cải thiện khả năng trung hòa nồng độ axit vượt quá giới hạn trong dịch dạ dày từ đó cải thiện tiêu hoá rất tốt. Bởi vậy, sa nhân góp phần ngăn ngừa và điều trị bệnh viêm loét dạ dày rất hiệu quả và an toàn.   1.5. Công dụng của sa nhân trong điều trị phong thấp và giảm đau Căn bệnh liên quan đến xương khớp điển hình là phong thấp gây đau nhức, sưng nóng và không ít khó chịu cho người bệnh. Hiện nay vẫn chưa biết rõ nguyên nhân gây bệnh của bệnh này. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh này như là sự rối loạn của hệ miễn dịch, yếu tố di truyền hoặc môi trường xung quanh. Bệnh phong thấp nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ càng trở nặng hơn dẫn đến tình trạng đau khớp tệ hơn khiến cuộc sống của bạn gặp nhiều khó khăn hơn. Nhiều nghiên cứu của các chuyên gia về Đông y cho thấy Sa nhân có tác dụng tốt với bệnh phong thấp. Do thành phần của quả sa nhân có chứa nhiều chất khoáng giúp tái tạo dịch khớp, nhờ vậy mà các ổ khớp được bôi trơn. Tạo điều kiện cho hoạt động dễ dàng hơn, và cũng khiến bệnh nhân bớt đau hơn. 2. Một số bài thuốc từ cây sa nhân   2.1. Chữa ăn không tiêu, đầy bụng trướng hơi, đại tiện khó Chuẩn bị: Sa nhân 7 gam, gạo tẻ 400 gam, sơn tra (táo mèo) 14 gam, cháy cơm 160 gam, kê nội kim 5 gam, thần khúc 14 gam, hạt sen 15 gam. Thực hiện: Tất cả các vị thuốc đem rửa sạch, rồi sao thơm, sau đó tán thành bột mịn, cho vào lọ đậy kín dùng dần. Dùng 2 - 4 lần mỗi ngày, mỗi lần chỉ sử dụng khoảng 14...

Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ